Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh công nghệ sinh học mới

Việc tự nuôi bùn vi sinh hoạt tính để xử lý nước thải chưa bao giờ là dễ dàng. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để nắm rõ về quy trình nuôi cấy đúng tiêu chuẩn.

Người tạo: anhkaka
CÔNG TY THÔNG CỐNG NGHẸT HƯNG PHÁT
Địa chỉ: Hẻm 458 Huỳnh Tấn Phát, Bình Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh 700000
Điện thoại : 028 66 599 805 - 0933 450 825
Website: https://thongcongnghetgiare.info/

 

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, bùn vi sinh có chứa nhiều chủng loại vi sinh vật sinh trưởng phát triển, có khả năng phân hủy chất ô nhiễm như BOD, N, P… trong nước thải hữu hiệu và tiện lợi. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ chuyển đổi các chất hữu cơ trở thành các chất dinh dưỡng có lợi khác, giúp loại bỏ đáng kể lượng chất thải trong nguồn nước một cách nhanh chóng. Song, để có thể nuôi cấy chúng thực sự là một bài toán khó và yêu cầu cần phải là người có chuyên môn cao thực hiện.

Chính vì thế, trước khi đi sâu vào tìm hiểu cụ thể về  quy trình nuôi cấy bùn đạt chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra ổn định thì chúng ta cần phải có đầy đủ những kiến thức sơ bộ về bùn cũng như các ứng dụng của bùn trong hệ thống xử lý nước thải sinh học.

Quy trình nuôi bùn vi sinh đúng kỹ thuật
Quy trình nuôi bùn vi sinh đúng kỹ thuật

Các dạng bùn vi sinh thường ứng dụng trong nuôi cấy

Để việc nuôi cấy bùn diễn ra được thuận lợi, chúng ta cần chú ý lựa chọn sử dụng các dạng bùn vi sinh thích hợp tương thích với từng đặc điểm môi trường nước thải.

Theo đó, về cơ bản thường sẽ có 4 loại bùn được lựa chọn nuôi cấy bao gồm:

➤ Dạng bùn hoạt tính dạng lỏng: Phụ thuộc vào thời gian vận chuyển mà loại này sẽ có màu vàng nâu hoặc hơi đen.

➤ Dạng bùn hoạt tính dạng khô: Là loại bùn ngoài vàng và trong xám đen. Thường được chứa trong các bao tải 40kg và 1 tấn.

➤ Dạng bùn hoạt tính hiếu khí: Duy trì ở trạng thái lơ lửng, màu nâu đến khi chuyển sang trạng thái hỗn hợp dung dịch thì chúng sẽ bắt đầu lắng và tạo bông.

➤ Dạng bùn hoạt tính kỵ khí: Được phân thành 2 loại gồm bùn hạt và bùn kỵ khí lơ lửng tùy theo ứng dụng của từng dạng bể chứa.

Cách lấy mẫu thử đối với dạng bùn lỏng, sau khi chiết mẫu và lắc đều lên thì các bông bùn nhanh chóng được hình thành với kích thước khá lớn, lượng bùn sau lắng thu được khoảng 30 phút là lớn hơn 50% thể tích. Riêng đối với bùn vi sinh dạng khô ta sẽ tiến hành chiết khoảng 30kg bùn cho vào chai chứa 1 lít, lắc đều lên cho tới khi bùn tan sẽ hóa thành bùn ở trạng thái lỏng.

>>> XEM THÊM: Cho thuê xe bồn vận chuyển bùn vi sinh

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh xử lý nước thải

Kiểm tra hệ thống nuôi bùn vi sinh đạt chuẩn không?

Sau khi có đầy đủ kiến thức về bùn, dưới đây là huong dan nuoi bun vi sinh chi tiết:

Đầu tiên, tiến hành kiểm tra và thống kê lại toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị cũng như các yếu tố có khả năng làm quá trình nuôi cấy bị hư hại, vi sinh không thể sinh trưởng và chế độ lọc chất thải bị đình trệ, bất ổn. Mặt khác, bắt buộc phải là người có chuyên môn cao thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật mới có đủ khả năng nhìn nhận và đánh giá chính xác mọi vấn đề. Từ đó, trong thời gian nuôi cấy sẽ có thể tránh được những sai sót không đáng kể và đưa ra được những quyết định đúng đắn khi cần thiết.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hai yếu tố là hàm lượng và nồng độ chất ô nhiễm có trong lượng nước thải đầu vào, do đó chúng ta cần phải xem xét kỹ các thông số và đảm bảo rằng mức độ ô nhiễm không vượt mức cho phép để vi sinh vật có thể sống sót và sinh trưởng tốt.

Theo đó, môi trường nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý bằng công nghệ sinh học cần kiểm tra và xác nhận đã đạt chuẩn để nuôi cấy bùn vi sinh theo các tiêu chí sau:

➤  Nồng độ pH 6.5-8.5

➤  Nhiệt độ 10-40 độ C

➤  Oxy hòa tan DO = 2-4 mg/ lít

➤  Tổng hàm lượng chất rắn <= 150 mg/ lít

➤  Tổng hàm lượng muối hòa tan (TDS) <= 15 g/ lít

➤  Tuyệt đối không bao hàm các chất nổi lềnh bềnh trên bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và các chất độc gây hại đến khả năng xử lý nước thải của bùn vi sinh hoạt tính.

➤  Duy trì ổn định tỷ lệ BOD5:N:P: 100:5:1

Kiểm tra hệ thống nuôi bùn vi sinh
Kiểm tra hệ thống nuôi bùn vi sinh đạt chuẩn

Quy trình nuôi bùn vi sinh thế nào là đúng kỹ thuật mới nhất

Sau khi thực hiện điều chỉnh lưu lượng nước thải đầu vào và lượng khí cần phải cấp cho bể. Đồng thời, hoàn tất các công tác tính toán và đo lường như nồng độ bùn, lượng bùn cần thiết cấp cho bể chứa. Ta sẽ tiến hành khởi động hệ thống nuôi cấy, căn chỉnh lại các thông số cho máy móc trong chuỗi vận hành như máy bơm chìm, khuấy, thổi khí, bơm định lượng và nạp thêm lượng chất dinh dưỡng nếu cần thiết vào bồn chứa.

Sau đó, lần lượt thực hiện trình tự các bước theo quá trình nuôi bùn vi sinh đúng chuẩn kỹ thuật dưới đây:

✔️ Bước 1: Nạp nước thải vào hệ thống xử lý

Dựa vào nồng độ ô nhiễm có trong bùn mà lưu lượng nước thải cần cấp vào để nuôi cấy sẽ là khác nhau. Ví dụ: với các loại nước thải tạo từ quá trình sinh hoạt thông thường, nồng độ ô nhiễm của chúng khá là thấp, do đó chúng ta không phải cần bơm thêm nước sạch mà có thể chỉ cần cấp lượng nước thải đã tính toán trước vào đầy hầm chứa. Ngược lại, đối với những loại nước thải được lấy từ các hoạt động sản xuất hay chế biến công nghiệp, chúng chứa nồng độ ô nhiễm đa phần rất cao, vì thế ta cần phải cấp thêm một nước sạch để pha loãng độ ô nhiễm đi sau khi bơm chất thải vào được khoảng 1/3 hoặc 2/3 bể chứa.

✔️ Bước 2: Nạp khí và tiến hành phân bổ ra khắp hệ thống xử lý

✔️ Bước 3: Bổ sung nồng độ bùn cần thiết cho bể chứa

Nồng độ bùn cho phép được cấp vào bể thông thường sẽ rơi vào khoảng từ 10% - 15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho toàn bộ hệ thống nuôi bùn vi sinh. Đồng thời cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ lượng nước thải đầu vào, các thông số kỹ thuật quan trọng như SV30, pH, nhiệt độ, SVI, F/M, tuổi của bùn… Ngoài ra, nên xem xét bổ sung lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật trong bùn để chúng phát  triển mạnh mẽ hơn, nâng cao chất lượng nước đầu ra.

✔️ Bước 4: Theo dõi lưu lượng nước ra mỗi ngày

Theo dõi lưu lượng nước thải đầu ra và các thông số quan trọng mỗi ngày, đồng thời cung cấp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, chất khoáng như Ure, DAP khi cần thiết cho nước thải trong bể để đảm bảo rằng chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn tốt nhất và giảm thiểu nguy cơ tối đa gặp phải những sự cố về bùn vi sinh.

>>> XEM THÊM: Bùn vi sinh là gì? Giải pháp sinh học tối ưu nhất hiện nay

Bùn vi sinh hoạt tính và sự cố thường gặp
Sự cố bùn vi sinh thường gặp trong nuôi cấy

Sự cố bùn vi sinh thường gặp trong nuôi cấy

Trong suốt thời gian thực hiện việc tự nuôi cấy vi sinh, mặc dù đã có kiến thức tổng quan về bùn, chuyên môn về công nghệ kỹ thuật cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng qua từng khâu vận hành hệ thống. Song rất khó tránh khỏi những sự cố bùn vi sinh hi hữu. Do đó, hãy cùng tìm hiểu và tham khảo một số cách khắc phục khi gặp phải những tình huống khó lường đó.

  1. Sự cố nổi bọt trắng

Là hiện tượng bể chứa xuất hiện các bóng bọt to, nổi lềnh bềnh trải khắp đầy mặt bể. Lúc này người vận hành hệ thống cần kiểm tra tính chất nước thải đầu vào có đạt hay chưa.

Phương án khắc phục:

➤  Kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể, đo lường các thông số SV30, nồng độ pH, oxy hòa tan DO có vượt quá mức cho phép không. Nếu bùn vẫn lắng, chỉ số SV không biến thiên thì có khả năng là do nước thải đầu vào chứa nhiều chất hoạt động bề mặt (như bọt xà phòng, chất tẩy rửa…). Ta cần sục khí, khuấy đều trong khoảng 30p – 1h thì bọt sẽ bớt dần rồi hết.

➤  Nếu SV30 thấp hơn bình thường, cần bổ sung thêm vi sinh vật trong bể bằng cách mua thêm bùn hay các chế phẩm sinh học, hoặc giảm lượng nước thải bơm vào.

➤  Nếu mặt bể bị bọt trắng xóa và bùn đen là do lượng nước thải đầu vào bị ô nhiễm nặng, xuất hiện tình trạng quá tải. Cần giảm lưu lượng nước thải đầu vào và tính toán để đạt tỷ lệ F/M = 0,2–0,3.

  1. Sự cố bọt trắng to có bùn đen nổi trên mặt

Là hiện tượng bọt trắng nổi trên bề mặt bể, xen lẫn có bùn vi sinh bám trên mặt bọt, đo SV thấy có 1 lớp bùn nổi trên mặt.

Phương án khắc phục: Tiến hành nghiên cứu, tính toán lượng bùn vi sinh còn lại trong bể bằng cách: tắt máy sục khí để bùn lắng trong vòng 1h. Sau đó, bơm nước thải ra, bơm nước sạch vào sục khí 30 phút và để bể lắng, tiếp tục bơm nước ra.

  1. Sự cố bùn mịn lắng chậm, ngả vàng

Là hiện tượng bùn nổi váng màu vàng trên bề mặt bể, tốc độ lắng cực chậm.

Phương án khắc phục: Nổ lực tăng lượng thức ăn cho vi sinh bằng hai cách như sau: tăng lưu lượng nước cần hệ thống xử lý hoặc bổ sung thêm các chất hữu cơ cho vi sinh vật sinh trưởng phát triển.

  1. Sự cố bùn nổi trong bể lắng

Là hiện tượng bùn tại bể lắng bỗng nổi lên thành từng tảng hoặc nổi lên thành từng cục có màu đen/nâu. Bùn nổi bị trôi lẫn theo nước đầu ra ra khỏi bể và làm sụt giảm lượng lớn bùn đột ngột.

Phương án khắc phục: Rất khó để dứt điểm ngay lập tức, do đó tạm thời người vận hành cần tăng lượng bùn tuần hoàn, hạn chế các vùng chết (tức lượng bùn không được bơm về) để tránh việc bùn nằm trong bể lắng quá lâu. Sau đó người vận hành cần kiểm tra tính chất của nước thải đầu vào và khả năng xử lý Nitrat tại bể để tìm cách khắc phục hiệu quả hơn.

Hy vọng những thông tin hướng dẫn nuôi bùn vi sinh chi tiết đi kèm một số lưu ý nhỏ những cách khắc phục sự cố về bùn trên đây sẽ hữu ích cho các bạn.

Tags: Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh, Các dạng bùn vi sinh, Sử dụng bùn vi sinh hiệu quả, Công dụng bùn vi sinh, Lượng bùn vi sinh, Quá trình nuôi bùn vi sinh, Quy trình nuôi bùn vi sinh, Các bước nuôi bùn vi sinh, Kiểm tra hệ thống nuôi bùn vi sinh, Hệ thống nuôi bùn vi sinh, Huong dan nuoi bun vi sinh, Nuôi cấy bùn vi sinh, Sự cố bùn vi sinh

Tin cùng chuyên mục

Bình luận