Nguyên nhân hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đã và đang là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về ô nhiễm không khí , nguyên nhân, hậu quả và một số cách khắc phục hiệu quả nhất.
Ô nhiễm môi trường không khí đã và đang là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và cả môi trường tự nhiên. Vậy, ô nhiễm không khí thực chất là gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?
Hiện nay, thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã và đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng. Hậu quả của ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người. Để giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta cần có những hiểu biết và hành động hiệu quả.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin và biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả nhất.
Môi trường không khí.
Tổng quan ô nhiễm môi trường khí
Môi trường không khí là gì
Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất.
Ô nhiễm môi trường khí là gì?
Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng các thành phần trong không khí bị biến đổi do có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Không khí ô nhiễm sẽ xuất hiện các hiện tượng như: có sự lan tỏa mùi, có bụi,... Những sự thay đổi này sẽ gây ra rất nhiều tác hại đến khí hậu và sức khỏe của con người.
Tổng quan về môi trường khí
Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có hơn 3.553.700 xe ô tô và hơn 45 triệu xe máy. Các phương tiện này là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí tại nước ta. Từ năm 2010 - 2017, nồng độ bụi PM2.5 luôn có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khí xảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Điển hình là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ số AQI tại các thành phố này dao động trong mức 150 - 200, đây là mức báo động rất nguy hiểm.
Qúy 1 năm 2020, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có sự cải thiện khá rõ rệt. Cụ thể kết quả tính toán AQI của cả hai thành phố đều duy trì ở mức thấp và trung bình. Nguyên nhân chính là do sự bùng phát của dịch Covid - 19. Trong thời gian dịch bệnh, do thực hiện cách ly xã hội nên lượng lưu thông của các phương tiện đã giảm đi đáng kể.
Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
>>xem thêm: 25 cách bảo vệ môi trường
Tác nhân gây ô nhiễm không khí
Cacbon dioxit: đây là chất thải của con người và là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Cacbon dioxit cũng chính là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và được biết đến là chất gây ô nhiễm hàng đầu hiện nay.
Sulfur oxit: đây là hợp chất hóa học được tạo ra trong quá trình phun trào núi lửa và trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa acid
Oxit nitơ: là một hợp chất hóa học sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiệt độ cao và sự phóng điện. Chất này là khí độc có mùi và màu đỏ.
Cacbon monoxit: Chất độc này được sinh ra từ chính khí thải của các phương tiện giao thông.
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ( VOC): đây là chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời. Bên cạnh đó, VOC cũng là nhân tố gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Các hạt mịn ( PM): chúng là các hạt rất nhỏ, thường ở dạng rắn hoặc rắn lơ lửng. Và xuất phát từ các vụ phun trào núi lửa, cháy rừng, nước biển,...đồng thời chúng cũng xuất hiện trong các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người. Chất này chiếm 10% bầu khí quyển và là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, phổi và ung thư.
Các kim loại độc: điển hình là chì và thủy ngân. Đặc biệt là các hợp chất của chúng.
Amoniac: được sinh ra từ quá trình sản xuất nông nghiệp, có mùi hắc đặc trưng. Bản thân amoniac có tính ăn mòn và độc hại.
Mùi từ rác thải, khí thải và các chất thải từ quá trình công nghiệp
Chất phóng xạ: sinh ra từ những vụ nổ hạt nhân, chiến tranh và các quá trình phân rã tự nhiên khác.
Sương khói: là một loại ô nhiễm không khí, chúng sinh ra từ quá trình đốt than với khối lượng lớn. Hiện nay, sương khói chủ yếu đến từ khí thải xe cộ và các hoạt động công nghiệp.
Ozon tầng mặt: Đây là thành phần quan trọng của tầng đối lưu. Tuy nhiên, khi ở nồng độ cao bất thường do ảnh hưởng của sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của con người, nó sẽ trở thành chất gây ô nhiễm và trở thành thành phần của sương khói.
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường khí
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí do tự nhiên
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cháy rừng: những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.
Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.
Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.
ô nhiễm môi trường khí tự nhiên
Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp
Công nghiệp chính là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Trong quá trình sản xuất, các nhà máy, công xưởng thường xuyên thải ra môi trường khí một lượng chất thải cực kỳ lớn. Thành phần chính của chất thải này bao gồm: các khí độc CO, NOx, CO, SO2,...cùng với một lượng lớn bụi, than chưa cháy hết với nồng độ cực kỳ cao. Nguyên nhân chính là do các chất thải này chưa được xử lý đúng cách trước khi thải ra môi trường. Điều này gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống của người dân trong các khu vực lân cận.
Ô nhiễm môi trường khí do các hoạt động công nghiệp
Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải
Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí hiện nay. Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và duy chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn. Các phương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, VOC, NO2, SO2,... với nồng độ cực cao và liên tục.
Ô nhiễm môi trường khí do các hoạt động giao thông vận tải
Ô nhiễm môi trường khí do sinh hoạt
Trong quá trình nấu nướng, các khí thải từ nguyên liệu cháy như gas, than, củi,...sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc và bụi vào môi trường khí. quá trình này sẽ sản sinh một lượng lớn khí CO, CO2, NOx, SOx,... rất độc hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.
Ô nhiễm môi trường khí do đốt rơm rạ, rác thải
Khi đốt rơm rạ và rác thải sẽ tạo ra lượng lớn khí CO, CO2, NO2, SO2 và các loại bụi bẩn. Những chất này sẽ làm tăng sự ô nhiễm trong không khí. Nhất là ở khu vực nông thôn nơi có hoạt động nông nghiệp phát triển.
Ô nhiễm môi trường khí do đốt rơm rạ
Ô nhiễm môi trường khí do phá dỡ các công trình
Lượng khói bụi từ các công trình bị phá dỡ cũng có thể bay vào không khí và tạo nên hiện tượng ô nhiễm do khói bụi. Nhất là đối với các công trình lớn, quá trình phá dỡ sẽ thải vào không khí một lượng bụi cực lớn.
Ô nhiễm môi trường khí do phá dỡ các công trình xây dựng
Ô nhiễm môi trường khí do vận chuyển vật liệu
Khi vận chuyển vật liệu, cho dù được che chắn kỹ lưỡng thì các bụi bẩn cũng sẽ vương vãi ra môi trường và gây ô nhiễm. Chưa kể, đối với những trường hợp không được che chắn sẽ bị rơi vật liệu ra đường, gây nguy hiểm và sản sinh lượng khói bụi khổng lồ có thể cản trở các phương tiện cùng lưu thông trên đường. Do vậy, việc chú ý che chắn đúng cách khi vận chuyển vật liệu là bắt buộc phải làm.
Ô nhiễm không khí do vận chuyển vật liệu
Ô nhiễm môi trường khí do ô nhiễm sông, hồ, biển
Ao hồ bị ô nhiễm lâu ngày sẽ thải ra một lượng lớn khí thải vào không khí. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ một tác nhân đã bị ô nhiễm khác. Nước bị ô nhiễm gây mùi hôi khó chịu và sẽ ảnh hưởng đến cả môi trường đất và không khí. Do vậy, ao hồ cần được đảm bảo xử lý đúng cách để tránh bị ô nhiễm và lây lan ô nhiễm cho các môi trường khác.
Ô nhiễm không khí do ô nhiễm nước biển
Ô nhiễm môi trường khí do chăn nuôi
Chất thải của các vật nuôi sẽ phân hủy và sản sinh ra một lượng lớn Amoniac bốc hơi vào không khí. Đây chính là nguyên nhân rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực nông thôn hiện nay. Với quy mô chăn nuôi ngày càng lớn, kéo theo đó là mức độ ô nhiễm cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, việc đốt và thu dọn chuồng trại chăn nuôi cũng sẽ thải bụi và gây ảnh hưởng lớn tới bầu không khí các khu vực lân cận.
Ô nhiễm không khí do chăn nuôi
Ô nhiễm môi trường khí do rác thải
Việc rác thải được thu gom và xử lý không đúng cách là một vấn đề rất nhức nhối hiện nay. Thông thường, rác được xử lý bằng cách đốt hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Việc đốt và xả rác bừa bãi sẽ thải ra một lượng khí độc và bụi rất lớn.
Ô nhiễm môi trường khí do rác thải
Ô nhiễm môi trường khí do bùn thải bể tự hoại
Bùn thải bể tự hoại sau khi hút nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra những hậu quả rất lớn cho môi trường không khí. Việc này chủ yếu đến từ mùi hôi và các chất độc hại có trong bùn thải bị tích tụ lâu ngày giải phóng ra không khí.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường khí
Ô nhiễm môi trường khí tăng hiệu ứng nhà kính
Một trong những hậu quả của ô nhiễm không khí chính dẫn đến hiện tượng tăng hiệu ứng nhà kính. Điều này sẽ phá hỏng tầng Ozon và khiến trái đất ấm dần lên. Khi đó băng ở 2 cực tan chảy và gây ra biến đổi khí hậu và thiên tai khủng khiếp cho nhân loại. Điển hình là lũ lụt sẽ dân cao và nhấn chìm những khu vực thấp trên thế giới. Ngoài ra, lủng tầng Ozon còn gây ra hiện tượng mưa axit cực kỳ độc hại cho tất cả các sinh vật trên trái đất.
Ô nhiễm môi trường gây tăng hiệu ứng nhà kính
Ô nhiễm môi trường khí gây hại sức khỏe
Hậu quả của ô nhiễm môi trường khí lên sức khỏe con người là cực kỳ nghiêm trọng. Chúng trực tiếp gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh đường hô hấp, bệnh phổi, bệnh ung thư,.... Hoặc nếu nhẹ hơn sẽ gây ra những tổn thương trên cơ thể như: dị ứng, đau mắt, đau họng, buồn nôn,...Nghiêm trọng nhất, theo ghi nhận từ WHO, năm 2016, đã có 7 triệu ca tử vong do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Đây chính là mức báo động và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về vấn đề bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường khí gây hại cho con người
Ô nhiễm môi trường khí gây hại hệ sinh thái
Ô nhiễm môi trường gây ra sự biến đổi khí hậu đáng kể trên trái đất. Điều này dẫn đến sự nguy hiểm của các sinh vật sống khác. Dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những sinh vật này có thể bị biến đổi gen, bị héo mòn, sinh trưởng chậm hoặc thậm chí là bị tuyệt chủng.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường khí
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Cải thiện thói quen sinh hoạt
Một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả nhất chính là cải thiện thói quen sinh hoạt. Việc này có thể được thực hiên bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường. Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông
Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định
Để có thể khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường. Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gây ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.
Dùng biện pháp kỹ thuật
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí. Không khí sau khi được lọc sạch chất thải sẽ được thải ra môi trường. Điều này góp phần giảm sự ô nhiễm không khí rõ rệt.
Quy hoạch và trồng cây xanh
Ngoài những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí nêu trên, trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo cũng là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Cây xanh góp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Trồng cây xanh tại các công viên và vỉa hè ở các đô thị lớn để giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ cũng như tăng sự trong lành không khí.
>>> Xem thêm: vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường khí
Với tình trạng ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng hiện nay rất cần những sự nỗ lực và chung tay của tất cả mọi người. Để có thể cùng chung tay khắc phục ô nhiễm không khí, chúng ta cần có những hiểu biết và hành động thiết thực nhất. Mọi người hãy cùng tìm hiểu và hiểu thật kỹ về các nguyên nhân, tác hại cũng như các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân nói riêng và toàn cầu nói chung.
Tags: Hậu quả của ô nhiễm không khí, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, thực trạng ô nhiễm không khí, tác nhân gây ô nhiễm không khí, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí