Xử lý chất thải nguy hại hiệu quả và an toàn nhất
Nhắc đến chất thải nguy hại có lẽ mọi người cũng đã có những kiến thức cơ bản rồi. Tuy nhiên, công tác xử lý và khắc phục vấn nạn này lại còn rất nhiều tồn đọng và thiếu sót. Chính vì lý do đó, mình đã tìm hiểu và tổng hợp những kiến thức cũng như cách xử lý chất thải nguy hại hiệu quả và an toàn nhất cho tất cả mọi người trong bài viết dưới đây. Mọi người cùng theo dõi nhé.
Chất thải nguy hại có mặt ở khắp mọi nơi và gây ra những vấn đề nhức nhối cho con người cũng như hệ sinh thái trên trái đất. Nếu không có những hướng xử lý kịp thời và hiệu quả về vấn đề này thì hậu quả chúng gây ra trong tương lai sẽ còn kéo dài và ngày càng tồi tệ. Do đó, nâng cao hiểu biết của người dân, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý chất thải nguy hại hiệu quả và an toàn nhất cho tất cả mọi người là vấn đề mang tính cấp thiết nhất hiện nay.
Bài viết dưới này sẽ đưa ra những phương án và cách thức cụ thể để giải quyết vấn đề còn nhiều bất cập này. Hãy cùng theo dõi để nâng cao nhận thức cũng như đề ra cho bản thân những phương án hành động hiệu quả nhất từ hôm nay nhé.
Chất thải nguy hại
Tổng quan về chất thải
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp xử lý chất thải nguy hại hiệu quả và an toàn nhất, chúng ta cần phải trang bị cho mình những kiến thức tổng quan nhất về chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng nhé
Khái niệm chất thải
Chất thải có thể hiểu là những vật và chất đã qua sử dụng và không còn được dùng tới nữa. Chúng có thể là thức ăn thừa, bao bì, túi nilon, giấy, các vật dụng hàng ngày,...Nom na có thể hiểu chúng chính là rác. Sau khi đã hết giá trị sử dụng đối với chủ sở hữu, chúng sẽ bị thải ra môi trường theo nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở bất cứ đâu từ nông thôn đến thành thị, chúng có trong tất cả các môi trường với các hình thái đa dạng.
Chất thải nguy hại là gì
Chất thải nguy hại được định nghĩa khác nhau tùy theo quan niệm sản xuất của từng quốc gia riêng biệt. Chúng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và xã hội của quốc gia đó. Tại Việt Nam, định nghĩa về chất thải nguy hại là những chất có chứa các chất hoặc hợp chất mang trong mình một hoặc một số các đặc tính gây hại trực tiếp ( dễ cháy, dễ nổ, dễ gây ngộ độc, dễ lây nhiễm và một số đặc tính nguy hại khác) hoặc có thể tương tác với các chất khác gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Các loại chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được phân loại dựa trên những đặc tính gây hại của chúng
Tính dễ cháy
Nhóm này bao gồm các chất có chứa nồng độ cồn < 24% và có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60 độ C ( 140 độ F)
Các chất có thể cháy qua ma sát, hấp thụ độ ẩm hay tự biến đổi hóa học. Những chất này khi bắt lửa sẽ cháy rất mạnh và khó có thể dập tắt. Những đám cháy này sẽ sản sinh ra các khí độc và nguy hiểm.
Ngoài ra, khí nén hay chất oxi hóa cũng là chất thải dễ cháy
Tính ăn mòn
Nhóm này bao gồm những chất có nồng độ PH <= 2 hoặc >= 5 đều là chất độc hại. Ngoài ra, còn có các chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35 mm một năm ở nhiệt độ 55 độ C
Tính phản ứng
Những chất có đặc tính như: không ổn định và dễ thay đổi, phản ứng mạnh và có khả năng nổ khi phản ứng với nước. Có khả năng sinh ra khí độc hại, bay hơi gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Chất thải có chứa cyanide hay sulfide
Những chất có thể nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ hoặc gia nhiệt trong thùng kín
Các chất nổ bị cấm theo quy định hiện hành.
Tính độc hại
Những chất có nồng độ các chất độc hại vượt quá sự cho phép trong bảng “ Nồng độ tối đa của chất gây ô nhiễm với đặc tính độc theo RCRA của Mỹ” thì được coi là chất thải nguy hại.
Tổng quan về chất thải nguy hại
>>> Xem thêm: Vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường
Nguồn gốc của chất thải nguy hại
Tất cả các hoạt động đời sống và sản xuất của con người đều tạo ra chất thải. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ thải ra và tính độc hại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại chất thải nguy hại trong một số lĩnh vực sau đây nhé.
Chất thải nguy hại từ hoạt động y tế
Chất thải y tế chứa rất nhiều thành phần độc hại, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống. Chất thải y tế bao gồm những vật dụng chăm sóc y tế, bông băng, kim tiêm,vỏ thuốc, ... các hóa chất và thuốc trị liệu, chất phóng xạ,... Các chất này khi đã hết hạn hoặc qua sử dụng đều sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến con người và môi trường.
Chất thải nguy hại từ y tế
Chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh, sản xuất
- Trong công nghiệp: đây được xem là nguồn thải ra chất độc nguy hại lớn nhất hiện nay. Các vật liệu sản xuất, nước thải, khí thải, kim loại và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất được thải ra môi trường với một số lượng lớn hàng ngày, hàng giờ. Các ngành công nghiệp gây ra lượng chất thải nguy hại có thể kể đến như: khoáng sản, cơ khí, công nghiệp điện,...
- Trong nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi luôn cần đến những chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất, thuốc trừ bệnh,... Đây là những nguồn phát sinh chất thải nguy hại rất phổ biến và có hại. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn thải ra môi trường một lượng lớn các rác thải rắn bao gồm vỏ thuốc, kim tiêm, chai lọ đựng thuốc,...
Chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất
Chất thải nguy hại từ sinh hoạt đời sống
Hàng ngày, chúng ta thải ra môi trường rất nhiều rác và khí thải. Đa số chúng xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như: túi nilon, thức ăn thừa, vỏ hộp đã qua sử dụng,.. Bên cạnh đó còn có khí đốt từ nấu ăn, nước thải,...Những vật dụng này nếu không qua xử lý sẽ gây nên những hậu quả rất lớn cho sức khỏe và môi trường sinh thái.
Chất thải nguy hại từ đời sống
Tác động của chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người và sự sinh tồn của hệ sinh thái. Những hậu quả này rất khó có thể khắc phục và có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ thể:
Chất thải nguy hại ảnh hưởng sức khỏe
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu người chết và 40 triệu trẻ em bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các tác động của rác thải nguy hại. Đây là một con số thực tế rất đáng báo động. Chất thải nguy hại có chứa rất nhiều vi khuẩn và độc tố. Những tác nhân gây hại này dễ dàng xâm nhập vào môi trường sống và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Theo thống kê, những người dân sống xung quanh các khu vực chứa rác thải như bãi phế liệu, nhà máy sản xuất, … thường gặp các bệnh về tim mạch, phổi, tai mũi họng, bệnh da liễu, bệnh phụ khoa,.... Các bệnh này gây ra do các vi khuẩn gây bệnh, amin và chất dẫn xuất sunfua hidro được hình thành trong quá trình phân hủy rác thải độc hại.

Chất thải nguy hại ảnh hưởng hệ sinh thái
Không chỉ gây hại đối với sức khỏe con người, những tác động của chất thải nguy hại còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái. Chúng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ kéo theo các sinh vật sống trong nó cũng sẽ bị hủy diệt. Điều này khiến cho sự đa giảm giống loài bị giảm sút trầm trọng và dần dần sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật.
Rác, khí thải và chất thải cũng khiến cho mỹ quan môi trường bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tình trạng rác thải chất đống và bị vứt bừa bãi ra môi trường chính là một hình ảnh rất phản cảm và gây ảnh hưởng rất nhiều đến bộ mặt của một khu vực, một quốc gia.
Hàm lượng chất độc từ rác thải nguy hại thải vào môi trường cũng chính là nguyên nhân gây ra sự khô cằn, mất hết đi sự màu mỡ của đất. Hiện tượng này ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật sống trong đất và làm sụt giảm năng suất cây trồng đáng kể.
Tác động của chất thải nguy hại đến hệ sinh thái
Hiện trạng chất thải nguy hại tại Việt Nam
Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, chất thải nguy hại chiếm 20 - 30% chất thải của ngành công nghiệp. Chúng rơi vào khoảng 134. 000 tấn/ năm. Đặc biệt tập trung tại các thành phố lớn - nơi có dân số đông và hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng sinh ra khoảng 9000 tấn rác thải nguy hại/ năm. Thực trạng này đến từ việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa phẩm nông nghiệp khác. Những hóa chất này có tính độc hại rất cao, rất dễ xâm nhập vào các môi trường và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các khu vực sản xuất nông nghiệp tại nước ta, đặc biệt là vùng nông thôn.
Tại Việt Nam, thực trạng xử lý chất thải nguy hại trong y tế vẫn còn rất nhiều tồn đọng. Hàng năm, có khoảng 21.374 tấn chất thải y tế nguy hại được thải ra môi trường. Trong đó có 19370 tấn có nguy cơ lây nhiễm và 2004 tấn không lây nhiễm. Tuy nhiên thực trạng này đang được xử lý khá tốt. Hàng năm, lượng chất thải y tế được xử lý rơi vào khoảng 21185 tấn ( chiếm 99,1% tổng lượng thải ra).
Một thực trạng đáng lo ngại nữa chính là hiện tượng rác thải sinh hoạt chưa được xử lý đúng cách. Đa số rác thải sẽ được thu gom về những bãi rác tập trung. Đây chính là điều kiện để gia tăng lượng chất thải độc hại trong môi trường.
Đến năm 2019, nước ta có 118 cơ sở xử lý chất thải nguy hại được bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đạt chuẩn. Tổng năng suất xử lý rơi vào khoảng 1500 tấn/ năm.
Thực trạng chất thải nguy hại tại Việt Nam
>>> Xem thêm: Men xử lý chất thải hầm cầu
Phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Sau khi điểm qua những thực trạng cũng như tác động của chất thải nguy hại đối với sinh vật sống trên trái đất. Chúng ta hãy cùng điểm qua những phương pháp xử lý hiệu quả nhất nhé.Xử lý chất thải nguy hại bằng sinh học
Đây là phương pháp dùng các vi sinh vật để phân hủy và làm thay đổi các tính chất độc hại của chất thải nguy hại. Phương pháp này hiện nay có 4 cách xử lý:
➣ Xử lý bằng phương pháp kỵ khí, hiếu khí và bùn lơ lửng
➣ Phương pháp xử lý bùn lỏng: phương pháp này được áp dụng để xử lý bùn bị ô nhiễm với hàm lượng cặn rơi vào khoảng 5 - 50%.
➣ Xử lý dạng rắn: phương pháp này được áp dụng với bùn và các chất rắn có độ ẩm thấp.
➣ Phương pháp xử lý tại nguồn: đây là cách xử lý hữu hiệu đối với sự ô nhiễm đất và các mạch nước ngầm.
Chú ý khi sử dụng phương pháp sinh học để xử lý chất thải nguy hại: Luôn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về độ PH, độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh dưỡng,...Phải nghiên cứu và chọn lọc các loại sinh vật phù hợp cho từng chất thải nguy hại nhất định. Quá trình ủ sinh học và xử lý cần được giám sát và quản lý nghiêm ngặt.
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học
Xử lý chất thải nguy hại bằng hóa học và hóa lý
Phương pháp này áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bao gồm một số cách xử lý sau:
➣ Kỹ thuật hấp thụ hơi: đây là biện pháp xử lý chất thải nguy hại bằng cách đưa các chất hữu cơ có ích vào nước thải. Chúng sẽ thực hiện các chức năng của mình và loại bỏ nước thải nguy hiểm ra khỏi môi trường nước.
➣ Kỹ thuật màng: phương pháp xử lý này dùng các loại màng lọc, điện tích và thẩm thấu ngược để tách những chất thải nguy hại ra khỏi môi trường nước.
➣ Kỹ thuật hấp thụ: phương pháp này thường dùng than hoạt tính để tách các tác nhân ô nhiễm khỏi môi trường đất, nước, không khí,..
➣ Kỹ thuật oxy hóa học:kỹ thuật này là dùng tác dụng oxy hóa hoặc các phản ứng hóa học khác nhằm thay đổi tính chất hoặc lọc các độc tố có trong chất tải.
Ngoài những kỹ thuật kể trên, trong quá trình xử lý chất thải nguy hại còn dùng đến kỹ thuật hấp thu khí, kỹ thuật trích ly bay hơi, kỹ thuật trích ly dòng tới hạn và kỹ thuật oxy hóa dòng tới hạn.
Xử lý rác thải nguy hại bằng phương pháp hóa lý
Xử lý chất thải nguy hại bằng nhiệt
Quá trình đốt cháy cũng sẽ sản sinh ra một lượng các khí thoát ra như CO2, SO2,... Kèm theo đó là khói và bụi.

Xử lý chất thải nguy hại bằng chôn lấp
Các hố chôn này cũng được trang bị hệ thống xử lý rò rỉ và thu gom những phần chất thải bị vương vãi và sót lại trong quá trình chôn lấp.

Xử lý chất thải nguy hại bằng cách tái chế

Xử lý chất thải nguy hại bằng ổn định hóa rắn
Phương pháp này chúng ta dùng các chất phụ gia để làm tăng tính chất vật lý của chất thải nguy hại và giảm đi sự phát tán sự độc hại của nó vào môi trường. Chất phụ gia dùng trong phương pháp này bao gồm:
➣ Nhiệt dẻo: Chúng ta trộn nhiệt dẻo với các chất thải nguy hại ở nhiệt độ cao để ổn định những thành phần độc hại của chúng.
➣ Xi măng: loại được dùng nhiều nhất trong phương pháp này là xi măng Portland
➣ Silicat: thành phần của Silicat dễ tan sẽ bị axit hóa trong quá trình ổn định hóa rắn và biến thành môn silic. Dung dịch này sẽ đóng rắn các chất thải chứa kim loại như đồng, chì,kẽm,...
➣ Pozzolan: đây là một chất có thể phản ứng với vôi và tạo thành xi măng. Do đó, chúng cũng có tác dụng tương tự với xi măng trong phương pháp này.
➣ Các Polyme hữu cơ: hợp chất này sẽ xử lý chất thải nguy hại bằng cách đóng rắn chúng và tạo ra những vật liệu mới thông qua quá trình khuấy trộn monomer.
xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp ổn định hóa rắn
Trên đây là những kiến thức cơ bản cũng như một số cách xử lý rác thải nguy hại hiệu quả và an toàn nhất. Mọi người hãy trang bị cho bản thân cũng như những người thân của mình những hiểu biết thiết thực và bổ ích này nhé. Từ đó, chúng ta có thể cùng nhau chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ thật tốt sức khỏe và môi trường sống chung của tất cả sinh vật sống trên hành tinh.
Tags: định nghĩa chất thải nguy hại, danh mục chất thải nguy hại, phương pháp xử lý chất thải nguy hại, xử lý rác thải nguy hại, phương pháp xử lý chất thải rắn, ví dụ về chất thải nguy hại, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học